Trong tỉnh

Nhiều vấn đề tồn tại trong kiểm soát vận chuyển lợn ở Thanh Hóa

Bất chấp hệ lụy đối với xã hội, tại tỉnh Thanh Hóa nhiều xe chở lợn dịch vẫn lén lút qua mặt cơ quan chức năng một cách tinh vi gây nguy cơ lây lan.

Thanh Hóa được xác định là điểm chốt trung chuyển, có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn dịch lây lan vào miền trung và phía nam. Thế nhưng, sau nhiều cố gắng, tập trung chỉ đạo ngăn chặn, dịch tả lợn châu Phi vẫn lọt qua Thanh Hóa, và lây lan vào các tỉnh Bắc miền trung, rồi Nam Trung bộ và miền nam.

Chiếc xe tải chở lợn lọt chốt chặn nhiều tỉnh và bị bắt tại Thanh Hóa.

Theo quan sát của phóng viên, tại chốt kiểm dịch huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), xe ô tô tải BKS 37C-261.10 chở 35 con lợn từ huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa đi Nghệ An tiêu thụ.

Theo lái xe Hồ Văn Sơn, trước khi thu mua, lợn được phun tiêu độc khử trùng đúng quy trình, nhưng không có cơ sở khẳng định lợn này không có mầm bệnh.

Cán bộ thú y khẳng định, xe lợn này được thực hiện đúng quy trình, thế nhưng số lợn này có mang mầm bệnh dịch tả châu Phi hay không chưa thể khẳng định được vì chưa được lấy mẫu xét nghiệm.

Thanh Hóa là tỉnh lớn, công tác phòng chống dịch được chỉ đạo quyết liệt, thế nhưng đến thời điểm này 26/27 huyện, thị xã, thành phố đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là việc kiểm soát vận chuyển, giết mổ nhiều nơi còn lỏng lẻo, chủ quan. Mặc dù tỉnh đã thành lập hàng trăm chốt kiểm dịch với hàng nghìn người làm nhiệm vụ trực chốt, nhưng nhiều nơi còn lơ là, chủ quan. Có nơi, lực lượng chốt trực còn bỏ chốt làm việc riêng, thậm chí là ngồi đánh bài và mặc cho phương tiện người dân qua lại vùng dịch. Nguy hiểm hơn, ngay tại vùng dịch, chúng tôi còn chứng kiến cảnh thương lái vận chuyển lợn một cách công khai, khó kiểm soát. Đây là câu trả lời cho vấn đề vì sao dịch bùng phát nhanh và khó kiểm soát trong thời gian qua.

Thương lái vận chuyện lợn tại vùng dịch Nông Công.

Ông Hoàng Huy Chung, Chủ tịch UBND xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa cho biết, rất khó kiểm soát dịch vì nhiều đường mòn lối mở.

"Trên địa bàn xã Đông Lĩnh thì tiếp giáp nhiều đường, 6;7 đơn vị, giáo Đồng Giao về Thiệu Hóa, giáp Rừng Thông, giáp Đông Cương, Đông Thọ, Phú Sơn, Đường Vành Đai...6.7 đường như vậy. Vì vậy các đơn vị chưa có dịch phải chủ động ngăn chặn hơn là các đơn vị đã có dịch phải kiểm soát", ông Chung cho hay.

Thực tế cho thấy, do lợi nhuận cao, các đối tượng thường thu gom lợn không rõ nguồn gốc từ các tỉnh phía bắc đưa vào miền trung và miền nam tiêu thụ bằng các đường mòn, lối mở, che phủ kín thùng xe để qua mặt lực lượng chức năng. Đến thời điểm này lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ 10 vụ vận chuyển, tiêu hủy khoảng 800 con lợn không rõ nguồn gốc, nhiễm bệnh. Đáng nói hơn là những xe vận chuyển lợn này dù không có giấy tờ kiểm dịch nhưng vẫn “chui lọt” qua nhiều tỉnh.

Một vấn đề nữa là, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 14 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, trong khi đó có tới 2000 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ 488 chợ bán thực phẩm mỗi ngày giết mổ trên 2.000 con lợn. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phân tán đa số chưa đủ điều kiện vệ sinh thú y chưa đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, trong khi lực lượng thú y mỏng không thể kiểm soát được tình hình. Đây là những tồn tại thách thức ảnh hưởng đến hiệu quả công tác khống chế dịch bệnh.

Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Đối với tỉnh phải chủ động tìm kiếm thị trường, đối với những con lợn chưa mắc bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì tìm kiếm thị trường để bán ăn có thể là giết mổ tiêu thụ ngay. Việc nữa là chúng tôi cũng đang mạnh dạn đề xuất cơ chế là hỗ trợ tổ chức cá nhân xây dựng các cụm đông lợn để tiêu thụ lợn cho người dân, tránh ý tâm lý hoang mang và đỡ được thiệt hại nhà nước khi phải hỗ trợ dịch".

Hiện nay tình hình dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang gây hậu quả nặng nề đối với người chăn nuôi. Số lượng lợn tiêu hủy hàng ngày do dịch bệnh lớn, chênh lệch giá lợn giữa vùng dịch và không có dịch giữa miền Bắc và miền Trung miền Nam là rất lớn, có thời điểm lệch nhau từ 10 đến 15 nghìn đồng 1 kg, đặc biệt lợn giống có thể chênh nhau từ năm đến 800.000 đồng/một con, nên một số thương lái đã vận chuyển trái phép buôn bán thu lời làm lây lan dịch bệnh rất khó kiểm soát./.

Tác giả: Sỹ Đức

Nguồn tin: Báo VOV

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok