Du lịch

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Eileen, người Na Uy, cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, tâm hồn tĩnh lặng khi bước vào ngôi đền ở Hưng Yên.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được hình thành ở nhiều nơi trên vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng. Trong đó, hai điểm nổi tiếng nhất là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Nhóm du khách nước ngoài có chuyến thăm ngôi đền Đa Hòa bên sông Hồng vào một sáng tháng 2. Nữ du khách Đức Nora Bruchertseifer cho biết, đây là lần đầu cô đến Việt Nam. "Không khí ở đền rất bình yên. Tôi rất thích các công trình tồn tại suốt cả trăm năm", Nora nói.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Theo truyền thuyết, đền Đa Hòa là nơi nàng công chúa Tiên Dung (con gái Vua Hùng thứ 18) đã gặp và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Trong tín ngưỡng Việt Nam, Đức thánh Chử Đồng Tử là một trong “Tứ bất tử”, tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Đền được xem là nơi chiêm bái quan trọng của người dân trong vùng và du khách thập phương.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Sidharth Sircar (phải), quốc tịch Ấn Độ, cho biết, anh mê chụp ảnh trong không gian yên tĩnh của ngôi đền. "Tôi không nghĩ công trình làm bằng gỗ và có thể tồn tại lâu đến như thế", Sidharth bày tỏ.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Đây cũng là lần đầu tiên Eileen Wingaard Sjoqvist, người Na Uy, ghé thăm Việt Nam. Nữ du khách đã học cách thắp nhang của người Việt. "Lúc nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, tâm hồn bình yên. Tôi cầu mong sức khỏe luôn tốt", Eileen nói.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Đền Đa Hòa được Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh dựng lại trên nền một ngôi đền cổ vào năm 1894. Khuôn viên rộng và thoáng, có cảnh quan hữu tình, mặt quay hướng chính Tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Tổng thể kiến trúc gồm 18 công trình lớn nhỏ, mái lợp ngói với đầu đao được vát cong tựa như những mũi thuyền, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Ngọ môn gồm 3 cửa: cửa chính là tòa nhà ba gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ); hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân là đến tòa Ðại tế, Thiêu hương, cung Ðệ nhị, cung Ðệ tam và Hậu cung.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Bên trong đền, các cột hoặc cửa đều được chạm khắc hình chim phượng, hoa lá...

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Trong đền Ða Hòa còn bảo tồn được nhiều di vật quý, đặc biệt là hai chiếc bình Bách Thọ. Trên chiếc bình bằng gốm khắc một trăm chữ "thọ" với các cách viết khác nhau.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Đền Đa Hòa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1962.

Khách Tây thấy bình yên khi thăm đền thờ Chử Đồng Tử

Khu di tích cách trung tâm Hà Nội khoảng 28 km về hướng nam. Từ phố cổ, bạn đi qua cầu Chương Dương, rồi rẽ phải theo tỉnh lộ 195 dọc sông Hồng, đến trung tâm xã Bình Minh, rẽ phải ra bờ sông là tới nơi.

Tác giả: Phong Vinh

Nguồn tin: Báo VnExpress

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok