Kinh tế

Cao tốc quốc lộ 45- Nghi Sơn được đầu tư bằng ngân sách, giảm hơn 700 tỷ đồng

Tổng mức đầu tư dự án cao tốc Bắc- Nam đoạn quốc lộ 45- Nghi Sơn bằng vốn ngân sách Nhà nước là hơn 5.500 tỷ đồng, giảm hơn 700 tỷ đồng so với báo cáo nghiên cứu đầu tư bằng vốn PPP.

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Theo đó, Bộ GTVT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn. Trong đó mục tiêu đầu tư, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và các nội dung chủ yếu của dự án đã được phê duyệt tại quyết định số 2226/QĐ-BGTVT ngày 7/10/2018.

Bộ GTVT chỉ cập nhật điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với việc điều chỉnh phương thức đầu tư đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết nghị, thông qua tại Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 và Nghị quyết số 26/NQ-CP và phù hợp với thời điểm thực tế thực hiện.

Bộ GTVT vừa quyết định phê duyệt điều chỉnh báo cáo dự án cao tốc Bắc- Nam đoạn quốc lộ 45- Nghi Sơn

Cụ thể, Bộ GTVT tiến hành cập nhật, điều chỉnh một số giải pháp thiết kế và thiết kế cơ sở của dự án cho phù hợp với điều kiện thực tế thực hiện và chuyển hình thức đầu tư dự án được điều chỉnh từ PPP sang hình thức đầu tư đầu tư công với thời gian thực hiện khoảng 2 năm, hoàn thành năm 2023.

Với những thay đổi này, tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 sẽ là 5.534, tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 3.193,2 tỷ đồng; chi phí GPMB, tái định cư; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 328,836 tỷ đồng; chi phí dự phòng (không bao gồm GPMB) 518,338 tỷ đồng.

So với tổng mức đầu tư theo hình thức PPP được phê duyệt tại Quyết định số 2226, tổng mức đầu tư mới của dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn giảm 718 tỷ đồng.

Bộ GTVT giao Ban QLDA2 trong vai trò đại diện chủ đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các công việc của dự án và tổ chức quản lý thực hiện đáp ứng kế hoạch tiến độ thực hiện; quản lý chặt chẽ việc thực hiện và chi phí đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, rà soát, xác định nhu cầu kế hoạch vốn cần bố trí năm 2021 và dự kiến, đề xuất kế hoạch vốn các năm tiếp theo để báo cáo Bộ GTVT nghiên cứu bố trí vốn cho phù hợp với kế hoạch thực hiện các công việc của dự án.

Tác giả: N.T

Nguồn tin: Báo An ninh Thủ đô

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok